Vậy xăm môi ăn dứa bao lâu là được?
Bạn đã từng nghe nhiều người khuyên sau khi xăm môi nên bổ sung thêm nhiều dứa. Vậy bạn đã hiểu tại sao người ta lại tin điều này hay không? Và sau khi xăm môi ăn dứa bao lâu là đủ, ăn nhiều quá có hại cho sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Vì sao xăm môi nên ăn dứa
Trước khi tìm hiểu xăm môi ăn dứa bao lâu, bạn cần hiểu rõ hơn về lí do cũng như những giá trị dinh dưỡng của dứa mang đến cho môi để có thêm nhiều động lực cho ăn uống trong quá trình đợi vết thương lành lại nhé!
Dứa được biết đến là một loại trái cây có nhiều giá trị dinh dưỡng, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và công dụng trong làm đẹp. Nhiều chị em sau khi phun xăm môi thẩm mỹ đã mách nhau nên ăn dứa thường xuyên, vì trong dứa có rất nhiều vitamin C, lại không có chất béo và protein, không lo bị tăng cân và ảnh hưởng đến màu môi.
Dứa có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp môi sáng màu
Ngược lại, lượng vitamin C, B1, B2… cùng các vi lượng khoáng chất khác trong dứa như sắt, canxi… còn giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng cho máu, giúp bạn có một làn da môi khỏe mạnh, hồng hào. Đặc biệt, vitamin C có khả năng ức chế sắc tố melanin, cải thiện màu môi, hàm lượng alpha hydroxy axit dồi dào trong dứa còn giúp tẩy tế bào da chết, đẩy nhanh quá trình tróc vảy, tái tạo tế bào hiệu quả.
Vì thế, có thể nói, dứa không chỉ giúp màu xăm được lên đúng chuẩn, tươi tắn mà còn làm lành vết thương xăm môi nhanh chóng, tăng cường hệ miễn dịch phòng tránh các biến chứng, nhiễm trùng trong vết thương hiệu quả.
Nên ăn dứa như thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Sau khi xăm môi, bạn nên tiêu thụ dứa thường xuyên, một ngày bạn có thể ăn từ nửa đến 1 quả dứa cỡ vừa là được. Nếu sợ ngấy, bạn có thể chế biến dứa thành nhiều hình thức khác nhau như: ép nước uống, ăn cùng với muối, nêm nếm vào các món ăn… Khi dùng với hình thức uống, bạn nên dùng ống hút trong những ngày đầu tiên để không gây đau đớn đến vết thương.
Trong quá trình chế biến, bạn nên loại bỏ hoàn toàn các mắt dứa để tránh tác động vật lý lên môi, ngâm sạch dứa trong nước muối trước khi dùng để không mắc phải các nấm độc, vi sinh vật làm dị ứng, kích ứng da. Bạn cũng nên chia đều dứa ra các bữa ăn trong ngày, không nên tiêu thụ cùng lúc quá nhiều dứa dễ làm rát lưỡi, đau cổ họng.Vậy xăm môi ăn dứa bao lâu là được?
Sau khi xăm môi, bạn nên ăn dứa khoảng 1 - 2 thángd dầu để môi được lên màu rõ rệt, đúng chuẩn như mong ước. Khoảng 3 tuần sau khi xăm và ăn dứa, bạn sẽ cảm nhận được sắc tố môi đã thay đổi ít nhiều, màu lên rõ hơn, bớt thâm hẳn.
Tuy vậy, để trả lời chính xác hơn cho thắc mắc xăm môi ăn dứa bao lâu. Tốt hơn, bạn nên duy trì ăn dứa cho đến khi các vết thương trong tế bào được lành lặn, hồi phục hẳn. Thời gian này còn tùy thuộc vào cơ địa và kỹ thuật xăm môi của kỹ thuật viên thực hiện.
Nếu bạn có cơ địa nhanh lành, dễ thích ứng với các tác động, bạn không cần băn khoăn xăm môi ăn dứa bao lâu vì thời gian hồi phục và lên màu chuẩn sẽ diễn ra nhanh chóng trong khoảng 1 - 2 tháng. Đối với những bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn, khoảng 2 - 3 tháng.Nên lưu ý gì khi ăn dứa để môi được lên màu đúng chuẩn?
Sau khi biết được câu trả lời cho xăm môi ăn dứa bao lâu, chắc hẳn bạn cũng tự tin hơn khi dùng món này trong quá trình hồi phục môi. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện sử dụng vì để phát huy được tối đa công dụng, bạn cần thực hiện đúng, để tránh bị tác dụng ngược gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn bổ sung dứa an toàn hơn:
Nên ăn dứa nguyên chất, còn tươi, vì dứa qua chế biến đã mất hàm lượng vitamin C cùng một số khoáng chất thiết yếu khác.
Bảo quản dứa ở chỗ khô mát, từ khi mua về và sử dụng nên trong khoảng 3 ngày, không nên để quá lâu dễ biến chất gây ngộ độc thực phẩm.
Nếu từ trước đến giờ bạn chưa từng ăn dứa, để chắc hắn bản thân không bị dị ứng, hãy thử chà sát nhẹ ít dứa lên vùng da nhạy cảm ở cổ tay để kiểm chứng. Dừng dùng dứa khi thấy ngứa, nổi mẩn.
Những người bị viêm khớp cũng không nên ăn dứa vì sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn. Tuy dứa có đặc tính kháng viêm nhưng đối với viêm khớp, việc tiêu thụ ở tần suất nhiều sẽ gây phản tác dụng.
Không ăn dứa khi đói vì làm chóng mặt, buồn nôn, nôn…
Hy vọng bài viết Phun xăm seoulluxury trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi xăm môi ăn dứa bao lâu và những lưu ý khi sử dụng dứa để đảm bảo an toàn hơn trong việc tiêu thụ. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét